Mảng (danh sách) một chiều cơ bản
Tìm độ chênh lệch nhỏ nhất giữa 2 phần tử bất kỳ trong mảng
Nộp bàiPoint: 1
Cho mảng số nguyên A gồm N phần tử, hãy tìm độ chênh lệch nhỏ nhất giữa 2 phần tử bất kỳ trong mảng
Đầu vào: Dòng đầu tiên là số nguyên dương N; Dòng thứ 2 gồm N các số nguyên cách nhau một khoảng trắng
Ràng buộc: ~1 <= N <= 1000~; ~0 <= A[i] <= 10^6~
Đầu ra: In ra độ chênh lệch nhỏ nhất giữa 2 phần tử bất kỳ trong mảng
Ví dụ:
Input 01:
5
4 1 6 2 10
Output 01:
1
Input 02
6
-5 1 -2 7 4 -3
Output 02:
1
Tổng các phần tử bên trái và bên phải là số nguyên tố
Nộp bàiPoint: 1
Nhập vào mảng A có N phần tử là các số nguyên, hãy liệt kê các chỉ số i trong mảng thỏa mãn: Tổng các phần tử bên trái i và tổng các phần tử bên phải i là số nguyên tố.
Ràng buộc: ~1 <= N <= 10^3~; ~-10^6 <= A[i] <= 10^6~
Input:
5
53 5 69 47 19
Output:
3
Tìm ước chung lớn nhất của tất cả các phần tử trong mảng
Nộp bàiPoint: 1
Cho mảng A gồm N phần tử là số nguyên, tìm ước chung lớn nhất của tất cả các phần tử trong mảng (là số lớn nhất mà tất cả các số trong mảng đều chia hết)
Ràng buộc: ~1<=N<=10^6; 0<=A[i]<=10^6~
Input 01:
6
2 4 6 8 10 8
Output 01:
2
Input 02:
7
5 10 15 20 25 30 40
Output 02:
5
In ra N số Fibonacci đầu tiên
Nộp bàiPoint: 2
Viết chương trình nhập vào một giá trị nguyên N và in ra N số Fibonacci đầu tiên
Ràng buộc: ~0 < N \leq 93~
Input 01:
3
Output 01:
0 1 1
Input 02:
5
Output 02:
0 1 1 2 3
Input 02:
8
Output 02:
0 1 1 2 3 5 8 13
Liệt kê các giá trị khác nhau theo thứ tự xuất hiện (mảng đánh dấu)
Nộp bàiPoint: 2
Có mảng số nguyên A gồm N phần tử, hãy liệt kê các phần tử khác nhau trong mảng theo thứ tự xuất hiện trong mảng A.
Ràng buộc: ~1 <= N <= 1000; -10^6 <= A[i] <= 10^6~
Input:
5
1 1 2 2 3
Output:
1 2 3
Chia mảng
Nộp bàiPoint: 3
Cho mảng A[] gồm N số nguyên không âm và số K. Nhiệm vụ của bạn là hãy chia mảng A[] thành hai mảng con có kích cỡ K và N-K sao cho hiệu giữa tổng hai mảng con là lớn nhất.
Ví dụ : mảng A[] = {8, 4, 5, 2, 10}, K=2 ta có kết quả là 17 vì mảng A[] được chia thành hai mảng {4, 2} và { 8, 5,10} có hiệu của hai mảng con là 23-6=17 là lớn nhất.
Gợi ý : Đưa những số nhỏ về tập có ít phần tử, những số lớn về tập có nhiều phần tử thì độ lệch sẽ lớn nhất.
Đầu vào
Dòng đầu tiên là 2 số N và K.
Dòng thứ 2 là N số trong mảng A
Giới hạn
1≤ K < N ≤ 10^5
0 ≤ A[i] ≤ 10^7
Đầu ra
In ra hiệu lớn nhất có thể.
Ví dụ :
Input 01
5 2
8 4 5 2 10
Output 01
17